Thuế khoán áp dụng đối với cơ sở kinh doanh
Trong tháng 6/2017 hiện nay cơ sở buôn bán mỹ phẩm có tên Lan Anh vừa thành lập trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Nhưng không biết phải đóng thuế khoán như thế nào cho đúng và hợp lý? Thật đơn giản, bài viết sau đây sẽ giải tỏa vấn đề mà cơ sở này đang thắc mắc nhé!
Đối với cơ sở kinh doanh thì sẽ phải đóng tất cả là 2 loại thuế. Thứ nhất là thuế khoán mà đội thuế quản lý phường của cơ sở đó đã khoán cố định 1 tháng từng đó tiền. Thứ hai là đóng 1,5% của tổng doanh thu trên hóa đơn xuất ra.
Theo Phụ lục 01, danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh (ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của bộ tài chính).
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).
Mức thuế suất bao gồm: thuế giá trị gia tăng mức thuế suất là 1% và thuế thu nhập cá nhân là 0.5%.
Cơ sở mỹ phẩm trên áp dụng theo mức thuế suất đó.
Cuối mỗi quý cơ sở trên phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, khai báo số tiền thuế phải nộp cho cơ quan thuế, đồng thời nộp tiền vào kho bạc Nhà nước.
Công thức tính thuế khoán:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Như trong quý 2/2017 vừa rồi cơ sở kinh doanh Lan Anh làm báo cáo của cơ sở thì cơ sở này vừa nộp báo cáo lên chi cục thuế thành phố Biên Hòa và nộp tiền. Doanh thu bán ra trên hóa đơn của cơ sở này của quý 2/2017 là 40.000.000 đồng. Theo như công thức trên ta lấy 40.000.000 x 1% = 400.000 đồng (thuế GTGT). Ta lấy 40.000.000 x 0.5% = 200.000 đồng (thuế TNCN).