Thế giới xích ngày càng xích lại gần nhau, các nhà làm luật kinh tế, luật hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu và các nhà lập pháp, đại biểu Quốc hội cũng thường tham khảo các đề xuất tham chiếu các ý kiến từ phía doanh nghiệp và các hiệp hội trong và ngoài nước như kiến nghị chính sách ….
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
BIÊN BẢN HỌP BÀN
THẢO LUẬN VỀ XUẤT BẢN SÁCH TRẮNG
HỢP PHẦN II – MUTRAP III
26/4 – từ 9.00-11.00

Ô. Nguyễn Đăng Chính – Trưởng phòng XNK khu vục Tp. HCM-Đồng Nai
Thành phần tham dự:
1. Matthias Duehn Giám đốc điều hành EuroCham
2. Mai Thị Thanh Hương Quản lý dự án EuroCham
3. Nguyễn Thị Tòng Phó Chủ tịch, Tổng thư ký LEFASO
4. Hằng Cán bộ hiệp hội LEFASO
5. Nguyễn Hữu Sự Tổng thư ký HASME
6. Đặng Quốc Hùng Phó Chủ tịch HAWA
7. Lê Hồng Lĩnh Thành viên ban điều hành YBA
8. Nguyễn Ngọc Tuấn P.Chủ tịchHội Xuất Nhập Khẩu Đồng Nai
9. Phan Đức Hiếu Chuyên gia tư vấn
10. Lê Thị Phương Dung Điều phối viên dự án
11. Mai Thu Hà Cán bộ dự án

Ô. Huỳnh Thanh Bình P.Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai
Nội dung cuộc họp:
Chủ đề |
Trình bày |
Mục tiêuTiếp nhận những đóng góp và phản hồi của các Hiệp hội cho bản dự thảo đầu tiên của Sách trắng. | |
Phát biểu mở đầu bởi Matthias Duhn-Giám đốc điều hành: – Cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của các Hiệp hội cho bản thảo đầu tiên của cuốn Sách trắng. – Dựa trên cấu trúc hiện tại, EuroCham mong muốn các Hiệp hội bổ sung thêm các đề mục nhỏ đồng thời nêu được các vấn đề chuyên biệt của riêng Hiệp hội mình, để Sách trắng không mang tính chất “chung chung”. |
Matthias Duhn – EuroCham |
|
|
![]() Ô.Nguyễn Ngọc Tuấn P.Chủ tịch Hội XNK Đồng Nai
VNEIC Đồng Nai: Đại diện của VNEIC Đồng Nai làm rõ thêm hai vấn đề mà VNEIC Đồng Nai đã đề xuất trước cuộc họp:
Các Hiệp hội khác cho rằng vấn đề này không chỉ liên quan đến giá bán, mà còn liên quan đến trách nhiệm nộp thuế. Việc có thể đảm bảo các doanh nghiệp cam kết nộp thuế đầy đủ sau khi bán được hàng ở nước ngoài là việc khó kiểm soát. |
Anh Tuấn-VNEIC Đồng Nai |
HAWA: Đại diện của HAWA làm rõ thêm một số phản hồi của mình đối với Sách trắng, như sau:
LEFASO cho rằng, việc lấy ý kiến của các Hiệp hội đã được làm khá mạnh, tuy nhiên vẫn tồn tại hai thực tế là: thứ nhất, không phải Hiệp hội nào cũng đủ năng lực để trả lời tất cả các vấn đề đã đề xuất; thứ hai là, các đề xuất đã được đưa lên, nhưng việc ghi nhận, giải quyết các đề xuất này như thế nào lại là một vấn đề khác.
LEFASO cũng bổ sung ý kiến, cho rằng trên thực tế các quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trường rất cao, nhưng khi thực thi thì lại rất thấp, cần hài hòa hơn. Mặt khác, các quy định hiện hành cùng với thực tế là nhân lực thanh tra môi trường không nhiều đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (ai tránh được thì sẽ được lợi hơn).
|
Anh Hùng-HAWA |
LEFASO: Đại diện của LEFASO nêu ra một số vấn đề:1. Định mức vật tư để quyết toán.2. Áp mã sai, dẫn đến đưa ra các mức thuế khác nhau.Về cấu trúc tổng thể của cuốn Sách trắng, LEFASO đề xuất:1. Không nên tập trung quá nhiều vào phần các vấn đề của Hiệp hội, mà nên chuyển trọng tâm vào các vấn đề thương mại mà các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội gặp phải.2. Riêng đối với các vấn đề của Hiệp hội, nhìn chung không có vướng mắc gì, chỉ có một vấn đề liên quan đến các Hiệp hội ngành hàng. Kiến nghị cần phải có cơ chế/luật riêng cho các Hiệp hội ngành hàng vì các Hiệp hội này thuần túy tập trung về các vấn đề kinh tế, thương mại, không mang tính chất tôn giáo, chính trị nên sẽ không sợ gây ra các hình thức “bè phái, phản động”.3. Về cấu trúc của Sách trắng, không nên đưa ra các đề mục quá cụ thể, chỉ riêng cho từng Hiệp hội. Thay vì thế, cần đưa ra các vấn đề chung, tổng quát mà đa số các Hiệp hội đều gặp phải. Trên cơ sở đó, sẽ sử dụng từng ví dụ/trường hợp/ý kiến của từng Hiệp hội để bổ sung cho vấn đề được nêu ra.
4. Cần chốt lại các vấn đề chính, và cân đối giữa các đề mục. Đối với mục này, HAWA đề xuất không nên chú trọng nhiều quá về việc cân đối các đề mục, vì như thế sẽ mang tính “hình thức”. Nên có vấn đề gì thì nêu vấn đề đó. |
Chị Tòng LEFASO
|
HASMEAĐại diện của HASMEA đưa ra phản hồi về một số vấn đề nêu trong Sách trắng:1. Mục “Chi phí thuế TNDN”: HASMEA đề xuất nhóm Chuyên gia cần phải đưa ra một bối cảnh rõ ràng và cụ thể hơn về các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong vấn đề này. Về mặt giải pháp, HASMEA đề xuất là nên “điều chỉnh cho phù hợp”, thay vì là “bãi bỏ hạn chế này”.2. Mục “Hạ tầng cơ sở của các khu và cụm công nghiệp”: HASMEA đề xuất nhóm Chuyên gia cần đưa ra bối cảnh cụ thể và rõ ràng hơn. Vấn đề chủ chốt ở đây là “biển báo hạn chế tải trọng”, tạo ra sự bất đồng bộ trong khu công nghiệp và hệ thống đường quốc gia, dẫn đến việc tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Giải pháp ở đây cần tập trung vào 2 mặt: thứ nhất, xây dựng hệ thống biển báo đồng bộ; thứ hai là nâng cấp hệ thống đường.3. Sở hữu trí tuệ: HASMEA đề xuất cần phải xây dựng và ban hành hệ thống/bộ tiêu chuẩn thống nhất kiểm tra chất lượng các loại hàng hóa và lưu hành rộng rãi trong toàn quốc.Đối với ý kiến này, LEFASO đưa ra một đề xuất là cần cấp “giấy chứng nhận” cho các sản phẩm tiêu dùng nội địa. | Anh Sự – HASMEA
|
Xuất nhập khẩu: 1) Định mức vật tư để quyết toán (chị Tòng) 2) Áp mã tính thuế 3) Cấp C/O theo mẫu B và ICO 4) Xuất khẩu hàng hóa để gửi vào kho ngoại quan ở nước ngoài Sở hữu trí tuệ 1) Bộ tiêu chuẩn hàng hóa lưu thông trên Việt Nam (Giấy chứng nhận do Hiệp hội cấp) Môi trường 1) Bộ cam kết đảm bảo môi trường Đề nghị các Hiệp hội đưa ra các ý kiến cụ thể hơn cho vấn đề mình đã nêu phía trên. Các Hiệp hội sẽ nêu ra các vấn đề và các chuyên gia sẽ hỗ trợ về mặt phân tích cụ thể hơn các vấn đề. Bên cạnh đó: VNEIC Đồng Nai: ü Bổ sung thêm về hai đề xuất của mình (xuất xứ hàng hóa, kho ngoại quan). Đối với vấn đề kho ngoại quan, cần tìm hiểu xem thông lệ quốc tế/kinh nghiệm quốc tế như thế nào nhằm tăng tính thuyết phục hơn khi đưa ra đề xuất cho Chính phủ. ü Bổ sung thêm về vấn đề hạ tầng cơ sở ở các khu công nghiệp ở Đồng Nai (như ý kiến đề xuất của HASMEA). YBA: sẽ bổ sung các vấn đề về thuế và sở hữu trí tuệ.
|
EuroCham và các Hiệp hội |