Chiết khấu bán hàng doanh nghiệp được hưởng khi mua bán hàng hóa?
Chiết khấu bán hàng là khoản chiết khấu, mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Công ty TNHH Phước Lộc Khang là một trong những nhà phân phối của Công ty CP ViNaCafe Biên Hòa, hàng tháng công ty Phước Lộc Khang mua hàng bên ViNaCaFe Biên Hòa với số lượng lớn, vậy Công ty TNHH Phước Lộc Khang có hưởng được phần chiết khấu bán hàng từ nhà cung cấp không? Và kế toán viên hạch toán như thế nào là phù hợp, tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:
Theo khoản 2.5 phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài Chính quy định:
“Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT”.
“Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau”.
“Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.
Căn cứ theo thông tư thì kế toán xác định công ty mua hàng và bán hàng thuộc trường hợp nào dựa trên hợp đồng kinh tế đã thỏa thuận và ký giữa hai bên. Sau đó kế toán xác định cách hạch toán khoản chiết khấu bán hàng cho đúng chuẩn mực kế toán. Có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Chiết khấu bán hàng theo từng lần mua hàng:
– Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại , thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
=> Khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 5211. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Bên Bán | Bên Mua |
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng phải thu Có TK 511: DT đã giảm chưa VAT Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp |
Nợ TK 156: Giá mua đã giảm chưa VAT Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng thanh toán |
Trường hợp 2: Người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.
Trường hợp này khi kế toán bên bán lập hóa đơn sẽ có dòng “Chiết khấu…%)”, có số tiền (vẫn ghi dương).
Bên Bán | Bên Mua |
– Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331: Giảm số thuế GTGT phải nộp Có TK 131: Tổng số tiền chiết khấu – Phản ảnh doanh thu: – Khi nhận được số tiền trên hóa đơn kế toán hạch toán: |
Nợ TK 156: Giá đã giảm CK Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng thanh toán (đã trừ chiết khấu) |
Trường hợp 3: Nếu kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hoá đơn:
-Trường hợp Công ty mua hàng nhiều lần, người bán có chương trình giảm giá, chiết khấu thương mại do mua đạt được doanh số nhất định, số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì người bán được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Bên Bán | Bên Mua |
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 131,. . . – Số tiền chiết khấu thương mại Chú ý: Cuối kỳ, kết chuyển |
Nợ 111, 112, 131 : Tổng khoản chiết khấu được nhận Có 156: Giá mua được giảm Có 1331: giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ |