Các vấn đề về pháp luật bảo hiểm xã hội
Các vấn đề về pháp luật bảo hiểm xã hội luôn là những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa người sử dụng lao động với người lao động.
Nền kinh tế thị trường mở cửa đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tạo việc làm cho nhiều người lao động. Vấn đề tạo ra việc làm cho người lao động sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề khác giữa người lao động với doanh nghiệp đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Việc tham gia bảo hiểm xã hội là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho người lao động. Khi tham gia làm việc tại một doanh nghiệp nào đó nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội nhưng trên thực tế nhiều trường hợp người lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp người lao động rơi vào hoàn cảnh éo le như khi làm việc được tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại không biết mình đang tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều trường hợp nghỉ ngang, sa thải… nhưng không được trả lại sổ bảo hiểm xã hội; nhiều trường hợp người lao động tồn tại nhiều sổ bảo hiểm xã hội; công ty nơi người lao động làm việc bị giải thể, phá sản; những trường hợp người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội, muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội… nhưng chưa biết phải xử lý như thế nào.
Doanh nghiệp khi mới thành lập đang còn có những lúng túng trong việc khai báo tăng lao động, hay khi người lao động nghỉ việc phải báo giảm lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội vì chưa biết cần phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ như thế nào.
Sau đây là một vài ví dụ điển hình về những vấn đề trên.
Ví dụ 1: Công ty A hàng tháng vẫn trừ bảo hiểm của nhân viên nhưng không đóng bảo hiểm lên cho cơ quan BHXH. Vậy làm cách nào để lấy được tiền bảo hiểm hàng tháng bị trừ? Trả lời:
Hàng tháng Công ty vẫn thực hiện trích đóng số tiền BHXH-BHYT-BHTN từ tiền lương của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan BHXH.
Như vậy việc Công ty không đóng BHXH cho người lao động, hành vi này là vi phạm Luật BHXH,do đó mình có thể gửi đơn theo thứ tự
Trước tiên Bạn gửi đơn đến phòng Lao động thương binh & xã hội Huyện (nơi Cty đóng trên địa bàn). Sau đó nộp đơn cho tòa án Huyện, Thị xã.
Trong trường hợp này mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là:
– Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
Như vậy: Các Doanh Nghiệp nên đóng đầy đủ BHXH , BHYT, BHTN cho người lao động để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
Quyền và trách nhiệm của người lao động
– Quyền: Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; hưởng bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hàng tháng; ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và có quyền khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
– Trách nhiệm: Đóng đầy đủ, kịp thời bảo hiểm xã hội theo quy định; lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; bảo quản sổ bảo hiểm xã hội và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động
– Quyền: Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định về bảo hiểm xã hội; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm: Người sử dụng lao động phải đăng ký đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho số lao động của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cùng với phần đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định; bảo quản sổ bảo hiểm xã hội; trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi không còn làm việc; lập hồ sơ để cấp sổ và hưởng bảo hiểm xã hội; trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để được hưởng bảo hiểm xã hội; cung cấp tài liệu, thông tin khi có yêu cầu.